Ngày 10/01/2021, tại Hoà Bình đã diễn ra Lễ khởi công Nhà máy Thuỷ điện (NMTĐ) Hoà Bình mở rộng. Đây là công trình cấp đặc biệt, được xây dựng trên dòng chính sông Đà, thuộc địa phận thành phố Hòa Bình. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát lệnh khởi công.
Tham dự buổi lễ còn có Bà Trương Mỹ Hoa – Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Về phía lãnh đạo Trung ương , có các ông, bà đại diện Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, Ủy Ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Về phía Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình có: Ông Ngô Văn Tuấn – Bí Thư tỉnh ủy Hòa Bình; Các ông, bà là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Sở, Ban Ngành của tỉnh Hòa Bình; Về phía Tập Đoàn điện lực Việt Nam có: Ông Dương Quang Thành – Bí Thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn; Ông Thái Phụ Nê – Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Năng lượng; Về phía Công ty CP Xây dựng 47 (Thành viên Liên danh nhà thầu) có Ông Trương Nhật Quang – Cố vấn Hội đồng quản trị (HĐQT); Ông Lê Trung Nam – Chủ tịch HĐQT; Ông Phạm Nam Phong – Phó Chủ tịch HĐQT; Ông Tạ Nam Bình – Thành viên HĐQT, Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ; Ông Dương Minh Quang – Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc, Ông Nguyễn Hữu Hải – Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc; các ông, bà Trưởng phó các phòng chức năng trực thuộc Công ty; Đại diện đơn vị Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và đông đảo bà con nhân dân trong vùng dự án.
Dự án Nhà máy thủy Điện Hòa Bình mở rộng được xây dựng nằm bên bờ phải tuyến đập thủy điện Hòa Bình hiện hữu, Nhà máy thuộc phường Phương Lâm; Cửa lấy nước và kênh vào thuộc phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư và giao Ban QLDA Điện 1 làm đại diện Chủ đầu tư. Dự án có tổng công suất 480MW, gồm 2 tổ máy, mỗi tổ có công suất 240 MW. Sản lượng phát điện bình quân hàng năm khoảng 488,3 triệu kWh/năm, sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành sẽ mang lại các hiệu quả: Tăng khả năng phát công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hàng năm vào mùa lũ của nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu để phát điện; Nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện quốc gia; góp phần giảm chi phí của hệ thống; Giảm cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu, qua đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
Để tham gia thi công công trình này, trước đó Công ty CP Xây dựng 47 đã tham gia thi công nhiều công trình trọng điểm của Quốc gia do Tập đoàn điện lực Việt Nam làm Chủ đầu tư như: Thủy điện Đồng Nai 4 (tỉnh Đăk Nông); Thủy điện Srêpốk 4 (tỉnh Đăk Lăk); Thủy Điện Đa Nhim mở rộng (tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận); Thủy điện Thương Kon Tum (tỉnh Kon Tum); Thủy Điện Sông Bung 2, Sông Bung 4A, Sông Bung 5 (tỉnh Quảng Nam); Thủy Điện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế); Thủy Điện Trung Sơn (tỉnh Thanh Hóa) … Các công trình đều được Chủ đầu tư đánh giá cao về chất lượng, tiến độ và mỹ thuật.
Theo tiến độ dự kiến, tổ máy 1 của dự án sẽ phát điện vào quý III năm 2024, tổ máy 2 sẽ phát điện và hoàn thành công trình vào quý IV năm 2024. Sau khi hoàn thành, toàn bộ hai Nhà máy Thủy điện Hòa Bình cũ và mới có công suất 2400 MW.
*/ Chùm ảnh Cán bộ brt365 casino tham dự Lễ Khởi Công