SDG – Sustainable Development Goals được biết đến là mục tiêu phát triển bền vững. Đây là lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc (LHQ) đến tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm giải quyết những thách thức lớn mà nhân loại phải đối mặt, hướng đến một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho tất cả mọi người vào năm 2030. Mục tiêu phát triển bền vững được chia thành 17 mục tiêu cụ thể liên quan đến các vấn đề phổ biến nhất, từ đó đưa ra định hướng cho các cá nhân, doanh nghiệp, chính quyền và các quốc gia biết phải quan tâm tới vấn đề gì và làm thế nào để xóa đói giảm nghèo, bảo vệ trái đất khỏi những tác động sống của chính con người và đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi người. Liên Hợp Quốc xác định 17 mục tiêu cho đến năm 2030 bao gồm:
Mục tiêu 1 (Xóa nghèo): Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.
Mục tiêu 2 (Không còn nạn đói): Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
Mục tiêu 3 (Sức khỏe và có cuộc sống tốt): Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi.
Mục tiêu 4 (Giáo dục có chất lượng): Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 5 (Bình đảng giới): Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.
Mục tiêu 6 (Nước sạch và vệ sinh): Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 7 (Năng lượng sạch với giá thành hợp lý): Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 8 (Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế): Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 9 (Công nghiệp sáng tạo và phát triển hạ tầng): Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.
Mục tiêu 10 (Giảm bất bình đẳng): Giảm bất bình đẳng trong xã hội.
Mục tiêu 11 (Các thành phố và cộng đồng bền vững): Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
Mục tiêu 12 (Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm): Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Mục tiêu 13 (Hành động về khí hậu): Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai.
Mục tiêu 14 (Tài nguyên và môi trường biển): Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững.
Mục tiêu 15 (Tài nguyên và môi trường trên đất liền): Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất.
Mục tiêu 16 (Hòa bình, Công lý và các Thể chế mạnh mẽ): Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp
Mục tiêu 17 (Quan hệ đối tác vì các mục tiêu): Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) được Liên Hợp Quốc thông qua năm 2015 được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu, nhằm hướng tới xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo mọi người dân được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030. Tại Việt Nam, ngày 10/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong đó đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững với 115 mục tiêu cụ thể. Sau đó, Quyết định số 681/QĐ-TTg về Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 đã được ban hành ngày 04/6/2019. Gần đây nhất là Nghị quyết Về phát triển bền vững (Nghị quyết số 136/NQ-CP), được ban hành ngày 25/9/2020.
Phát triển bền vững đã trở thành xu thế chung của toàn cầu. Các thành viên của Liên Hợp Quốc, trong đó có Việt Nam, đã và đang tích cực lồng ghép các chỉ tiêu của 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.
Trong suốt quát trình phát triển của mình, với nhiệm vụ thi công các công trình thủy lợi, thủy điện, C47 đã và đang đóng góp một phần quan trọng trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập chứa nước phục vụ bền vững cho sản xuất và đời sống của người dân. Cũng chính vì vậy, Mục tiêu 6 (Nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người) là một trong những Mục tiêu Phát triển Bền vững quan trọng mà C47 luôn nỗ lực hướng tới. Bên cạnh Mục tiêu 6, C47 còn đang hướng tới các Mục tiêu 8 (Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế), Mục tiêu 7 (Năng lượng sạch với giá thành hợp lý) và Mục tiêu 17 (Quan hệ đối tác vì các mục tiêu).